Skip to content

Đỗ Hoàng Điềm, đảng trưởng Việt Tân: vì sao Việt Nam vẫn chưa có cách mạng màu

Chừng nào Việt Tân chưa trả lời được câu hỏi này một cách rốt ráo, thành khẩn và thuyết phục, thì những nổ lực gom góp sự ủng hộ của người dân ở hải ngoại cũng chỉ là vô ích. Bằng chứng là buổi gây quỹ với sự có mặt của đảng trưởng Việt Tân cũng không lôi kéo được nhiều người tới tham gia cho lắm.

youtube video

Ngày 29 tháng 5 năm 2022, chủ tịch đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm, xuất hiện và phát biểu tại một buổi gây quỹ có tên gọi là "Dân Cứu Dân" tại quận Cam. Sự xuất hiện hiếm hoi của ông tất nhiên gây nhiều chú ý, và trong tránh được áp lực phải trả lời nhu cầu muốn biết của người dân là: con đường chống Cộng của Việt Tân đã tới đâu? Và tại sao chưa thấy có cách mạng màu như hứa hẹn.

Ông Điềm sở dĩ sở dĩ Việt Nam chưa có cách mạng màu như Miến Điện hoặc Hồng Kông, vì rằng thứ nhất ở Việt Nam chưa có thế lực chính trị đối lập được hiện diện và hoạt động công khai. So với Miến Điện, thậm chí còn có cả một thời gian nắm chính quyền. Lý do thứ hai, là bộ máy kiểm soát hiệu quả của công an Việt Nam.

Đối lập là một khái niệm chính trị quan trọng trong sinh hoạt dân chủ. Giống như một chiếc xe phải có tay ga và tay thắng. Nếu phe cầm quyền được coi là "tay ga", thì vai trò đối lập tương đương với một "tay thắng" trong sinh hoạt chính quyền. Điều khiển quốc gia nếu so sánh ví von như lái một chiếc xe, thì những ai đã từng lái xe đều biết việc lái một chiếc xe không có tay thắng sẽ nguy hiểm đến mực độ nào, nhất là khi phải leo lên những xa lộ siêu tốc của tình hình chính trị phức tạp trên thế giới như hiện nay.

Đối lập không phải là thánh và không phải lúc nào cũng đúng, nhưng những ý kiến đưa ra của phía "đối lập" bắt buộc phía cầm quyền phải lý luận động não trả lời. Và từ đó, những quyết định đúng đắn mới được đưa ra. Hoặc ít ra cũng bớt được sự cực đoan và tránh được những sai lầm quá độ. Đó là lý do tại sao, nước Mỹ thường có thái độ ủng hộ sự hiện diện của thành phần đối lập khi có quan hệ giao thương với một quốc gia, như trong trường hợp của Việt Nam.

Khi Mỹ ủng hộ những nhân vật đối lập ở Việt Nam, không có nghĩa là Mỹ ủng hộ những yêu sách cụ thể nào đó của những thế lực đối lập đó, mà vì nguyên tắc ôn hòa ổn định cần có của một chính quyền mà họ đang phải tương tác.

Trở lại với những phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm về yếu tố vắng mặt của thế lực đối lập ở Việt Nam đối với công cuộc thúc đẩy một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam của Việt Tân. Ông trả lời thắc mắc tại sao Việt Nam vẫn chưa xảy ra cách mạng màu như những quốc gia lân bang bằng cách so bì sự khác biệt giữa Miến Điện và Hồng Kông đối với Việt Nam, rằng những quốc gia đó có những thế lực đối lập được phép hoạt động công khai.

Tuy nhiên, ông không giải thích đây có phải là yếu tố cần thiết hay không? Khi ông lý luận một sự việc phụ thuộc vào một yếu tố nào đó , ít nhất ông cần phải giải thích sự cần thiết của yếu tố đó. Có phải bất cứ cuộc cách mạng nào cũng cần phải có sự hiện diện và được phép hoạt động công khai của phe đối lập rồi nó mới xảy ra hay không?

Trả lời như thế, ông đã khôn khéo tránh né trọng tâm của vấn đề về sự chất vấn thành quả hoạt động thúc đẩy cách mạng màu của Việt Tân trong nhiều năm qua, đồng thời ông dường như gợi ý rằng chừng nào Việt Tân được hoạt động như một thế lực chính trị đối lập công khai ở Việt Nam thì lúc đó việc đánh giá thành quả nổ lực của nó mới được công bằng.  Đây là một cách trả lời khéo léo của một chính trị gia trong nổ lực níu kéo sự ủng hộ của quần chúng, trong khi không phải trả lời về những nổ lực và thành quả của mình.

Điểm thứ hai, ông Điềm nêu ra yếu tố đối lập như một sinh hoạt chính trị cần thiết của một xã hội dân chủ, tuy nhiên trong môi trường dân chủ ở hải ngoại, Việt Tân đã không có những sinh hoạt mang tính khuyến khích mời gọi đối lập mà còn có những thái độ triệt hạ truyền thông và những người phê phán họ như những vụ án thủ tiêu các nhà báo trong thập niên 1980 và việc tham gia biểu tình triệt hạ tờ Việt Weekly trong thập niên 2000.

Điều này làm cho người dân không tránh khỏi suy nghĩ rằng, nếu giả thử trường hợp Việt Tân trở thành phe cầm quyền, Việt Tân sẽ có tốt hơn Cộng sản Việt Nam trong việc mời gọi và bảo vệ phe đối lập hay không? Hay cũng chỉ là những chiêu bài đẹp đẽ để lôi kéo mọi người, nhất là thành phần trẻ tuổi yêu nước,  hy sinh, nhưng khi nắm được chính quyền họ cũng trở thành độc tài?

Chừng nào Việt Tân chưa trả lời được câu hỏi này một cách rốt ráo, chân thành và thuyết phục, thì những nổ lực gom góp sự ủng hộ của người dân ở hải ngoại cũng chỉ là vô ích. Bằng chứng là buổi gây quỹ với sự có mặt của đảng trưởng Việt Tân cũng không lôi kéo được nhiều người tới tham gia cho lắm.

Latest