Skip to content

Ngoại giao đi dây và chọn lựa phiếu trắng của Việt Nam

Chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn luôn phức tạp vì phải đi dây giữa nhiều thế lực quốc tế. Trong thời chiến, việc đi dây khó hơn trong thời bình, vì cường độ lôi kéo gia tăng căng thẳng của các bên. Đã có mấy quốc gia nào đã có thể đứng ngoài Thế chiến Thứ hai hay Chiến tranh Lạnh?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang của Việt Nam LHQ phát biểu liên án chính sách xâm lăng nhưng lại chọn bỏ phiếu trắng
YouTube video

Chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn luôn phức tạp vì phải đi dây giữa nhiều thế lực quốc tế. Trong thời chiến, việc đi dây khó hơn trong thời bình, vì cường độ lôi kéo gia tăng căng thẳng của các bên.  Trong một thế giới phụ thuộc chằng chịt, không một quốc gia nào có thể hoàn toàn tự đặt mình ra ngoài vòng các cuộc tranh chấp, nhất là những tranh chấp mang tính cách toàn cầu. Điển hình là đã có mấy quốc gia nào đã có thể đứng ngoài Thế chiến Thứ hai hay Chiến Tranh Lạnh?

Cho nên, hãy bỏ qua các giải thích mang tính ngoại giao của chính quyền Việt Nam về nhu cầu giữ vị thế trung lập, và những phê phán của phe chống cộng về thái độ không dám lên án tội ác phi nghĩa của Putin, ở đây chúng ta thử phân tích thực chất chọn lựa phiếu trắng của Việt Nam.

Cuộc chiến Ukraina-Nga mang nhiều ý nghĩa, trong đó đối với Mỹ và đồng minh Phương Tây, có ý nghĩa đấu tranh giữa dân chủ và độc tài. Tổng thống Zelenskiy của Ukraina nhiều lần phát biểu rằng Ukraina không những chiến đấu để bảo vệ đất nước mà còn bảo vệ nền dân chủ của Phương Tây. Và cũng có thể thấy một cách rất rõ ràng rằng chỉ có các nước có nền dân chủ cao là hăng hái ủng hộ một cách tích cực về tinh thần cũng như vật chất cho Ukraina.

Nga xâm lăng Ukraina đã kết thúc giai đoạn "Hậu Chiến Tranh Lạnh" và mở màn cho một "Hậu Hậu Chiến Tranh Lạnh." Việc bắt buộc các quốc gia phải bỏ phiếu về hai nghị quyết lên án Nga vào ngày 2 tháng 3 và ngày 24 tháng 3 năm 2022 mang hiệu ứng điểm danh một lằn ranh của một trật tự thế giới mới.

Việt Nam không phải là một nước theo chế độ dân chủ tự do (liberal democracy) cho nên nếu tích cực tham gia vào khối tự do dân chủ Phương Tây để lên án Nga sẽ hơi bị lạc lõng. Nhưng nguy hiểm hơn là việc mở ngỏ cho những chất vấn soi mói về các giá trị tự do dân chủ ở trong nước. Chưa kể, triển vọng sẽ bị cắt đứt những hổ trợ về quân sự của Nga đối với Việt Nam.

Nhưng nếu ủng hộ Nga, thì thực là hạ sách, bởi lẽ sẽ hứng chịu những thiệt hại bị tẩy chay kinh tế, tài chánh và ngoại giao như Nga đang gặp phải. Chỉ có 4 quốc gia, Belarus, Syria, Eritrea, và Bắc Triều Tiên, chịu sự điều khiển hoàn toàn của Nga là bỏ phiếu ủng hộ.

Vậy thì, có thể loại suy để dễ dàng thấy rằng, Việt Nam dù có muốn, cũng không có chọn lựa nào hay hơn là bỏ phiếu trắng.

Những giải thích sau đó của cả hai phe bênh và chống về quyết định này đều mang tính tuyên truyền.

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là quyết định bỏ phiếu trắng liên quan đến hai nghị quyết lên án Nga xâm lăng Ukraina, mà là tình huống phân cực vẽ lằn ranh bắt phe cho một thế giới "Hậu Hậu Chiến Tranh Lạnh" đối đầu giữa dân chủ và độc tài sẽ ngày càng gia tăng và chắc chắn sẽ xảy trong giai đoạn sắp tới. Những quyết định tiếp theo của Việt Nam sẽ có những hệ quả chiến lược thực chất lớn lao hơn nhiều so với hai lá phiếu vừa qua.

Hai cựu đại sứ VN tại Mỹ, Phạm Quang Vinh và Nguyễn Quốc Cường giải thích chọn lựa phiếu trắng trong việc lên án Nga ở LHQ

Latest