Skip to content

Chiến tranh nguyên tử giới hạn là chuyện có thể xảy ra

Trong cuộc chiến tranh Ukraine, lực lượng nguyên tử của Nga trong một tình trạng báo động nâng cấp. Người ta sợ rằng nếu Putin bị đẩy tới đường cùng thì ông ta có thể chọn việc sử dụng những vũ khí nguyên tử chiến lược như một răn đe quyết liệt.

Thử nghiệm bom nguyên tử ở Thái Bình Dương

Chiến tranh nguyên tử giới hạn là chuyện có thể xảy ra. Hoa Kỳ đang thử nghiệm một loại võ khi nguyên tử chiến thuật thuật (tactical nuclear weapon) có khả năng tàn phá giới hạn bằng hai phần trăm của trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Chuyển hướng này thật nguy hiểm vì cho đến nay cái chiến lược nguyên tử được mệnh danh là "điên khùng" MAD (Mutually Assured Destruction) có nghĩa là bao đảm hai ta cùng tận diệt nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử, bắt đầu đã lung lay khiến người ta nghĩ rằng một cuộc chiến tranh nguyên tử là điều có thể xảy ra.

Cho đến nay cả Nga và Hoa Kỳ đều đã có trong tay một lực lượng nguyên tử chiến thuật có thể được sử dụng trong những chiến trường giới hạn mặc dầu không ai có thể biết chắc mực tàn phá và huỷ diệt sẽ ngừng ở mức độ nào. Ngay như những vũ khí cổ điển mức tàn phá cũng đang gia tăng thí dụ như những loại bom cluster, bom CBU mà mức sát thương gia tăng ngày một dữ dội hơn.

Trong cuộc chiến tranh Ukraine, Putin đã đe doạ bằng cách đặt lực lượng nguyên tử của Nga trong một tình trạng báo động nâng cấp. Mỹ cũng làm tương tự. Người ta sợ rằng nếu Putin bị đẩy tới đường cùng trong cuộc chiến tranh tại Ukraine thì ông ta có thể chọn việc sử dụng những vũ khí nguyên tử chiến lược như một răn đe quyết liệt.

Chuyện này nếu xẩy ra sẽ là một tình huống cực kỳ nguy hiểm vì nó sẽ phá tan cái ám ảnh kinh hoàng của một nhân loại bị tận diệt từng ăn sâu trong trí óc mọi người từ 76 năm trước khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Thực tế thì quân đội Nga sô từ lâu rồi đã từng thực tập việc chuyển đổi từ vũ khí từ cổ điển sang chiến tranh nguyên tử đặc biệt là làm thế nào để giữ được thế thượng phong, lật ngược được thế cờ khi họ thua trận trong chiến tranh cổ điển. Một viễn tượng cụ thể nhất là khi nỗ lực chiến tranh không mang lại kết quả mong muốn hoặc khi áp lực của Tây phương gia tăng thì Putin có thể bắn một hay nhiều vũ khí nguyên tử chiến lược vào một khu vực không có người ở, đơn giản chỉ là để cảnh báo Tây phương rằng khả năng chiến tranh nguyên tử là chuyện có thể xảy ra và đã bắt đầu xẩy ra.

Chính Hoa thịnh đốn cũng dự trù là Putin sẽ tiến dần hơn tới việc sử dụng những vũ khí nguyên tử chiến lược trong những ngày sắp tới ở một mức độ giới hạn và được Nga sử dụng như một dấu hiệu dăn đe đối với Tây phương.

Nga quan niệm chiến tranh nguyên tử sẽ là một phương tiện có thể vận dụng được bằng chứng là Nga bất cần trong cuộc tấn công vào lò nguyên tử tại Giavori. Đây là một lò nguyên tử lớn nhất trên toàn thể Âu châu. Bom đạn hoả tiễn của Nga đã thoải mái tưới xuống khu vực này. Putin muốn dùng vũ khí nguyên tử để được tự do hành động tại Ukraine khiến Tây phương không dám can thiệp.

Điều cần lưu ý là trong những thoả ước về hạn chế vũ khí nguyên tử thì những vũ khí nguyên tử chiến thuật (tactical atomic weapon) với những khả năng tàn phá hạn chế hoặc cực nhỏ không được quy định rõ ràng, người ta chỉ nói tới những hoả tiễn liên lục địa. Vũ khí nguyên tử chiến lược bắn vào vào một khu vực không có người ở, đơn giản chỉ là để cảnh báo Tây phương rằng khả năng chiến tranh nguyên tử là chuyện có thể xảy ra và đã bắt đầu xẩy ra.

Hoa thịnh đốn cũng dự trù là Putin sẽ tiến dần hơn tới việc sử dụng những vũ khí nguyên tử chiến lược trong những ngày sắp tới ở một mức độ giới hạn và được sử dụng như một dấu hiệu dăn đe đối với Tây phương

Nga quan niệm chiến tranh nguyên tử là một chiến thuật “leo thang chiến tranh" để giải toả áp lực và đạt kết quả ngược lại là "xuống thang chiến tranh”. Đây là một phương tiện có thể vận dụng được, bằng chứng là Nga bất cần trong cuộc tấn công vào lò nguyên tử tại  Zaporizhzhia. Đây là một lò nguyên tử lớn nhất trên toàn thể Âu châu. Bom đạn hoả tiễn của Nga sô thoải mái tưới xuống khu vực này làm cả thế giới lo sợ. Putin muốn dùng vũ khí nguyên tử để được tự do hành động tại Ukraine khiến Tây phương không dám can thiệp.

Đây là một bước đi nguy hiểm khi cho rằng chiến tranh sẽ chỉ mang tính cách cục bộ. Thực sự không ai có thể đảm bảo là cuộc chiến tranh nguyên tử giới hạn trong một địa phương sẽ không bùng nổ và leo thang thành một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diện.

Nga hiện có khoảng hai ngàn vũ khí loại này và chính Hoa kỳ cũng đã thiết trí tại Âu Châu một trăm vũ khí nguyên tử chiến thuật.” Phía Nga trong cuộc tập trận giả năm 1999 đã giả tưởng về một cuộc tấn công của NATO vào Mạc Tư Khoa sẽ bắn một số vũ khí nguyên tử vào Ba lan và Hoa kỳ.

Năm 2010 Obama mặc dầu là được giải thưởng Nobel về hoà bình cũng cho rằng phải gia tăng khả năng phòng vệ của NATO nên đã quyết định đẩy mạnh việc phát triển những loại bom thông minh giống như những phi cơ nhỏ có cánh, có khả năng tấn công cực kỳ chính xác. Mỹ cho rằng với mức chính xác cực cao của những bom thông minh thì người ta có thể giới hạn mức tàn phá ở những khu vực địa phương với sức sát thương giới hạn và không giết hại thường dân. Kiểu như trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Hoa kỳ từng có ý định tặng Pháp hai trái bom nguyên tử chiến lược thả quanh sườn núi Điện Biên Phủ để tiêu diệt Việt Minh mà không sát hại thường dân hay binh sỹ Pháp trong công sự. Tình trạng này khiến người ta không còn nghĩ rằng chiến tranh nguyên tử là chuyện
hoàn toàn phi lý.

Có dự trù là Hoa Kỳ cũng làm tương tự như Nga sô tức là sẽ bắn vu vơ một đầu đạn nguyên tử chiến lược vào một khu vực hoang vu nào đó tại vùng Tây Bá Lợi Á để cảnh báo là cuộc chiến tranh nguyên tử có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của hai nước. Tuy nhiên những chiến lược gia quân sự cho rằng việc ăn miếng trả miếng trong thực tế có thể sẽ đưa tới việc leo thang không giới hạn trong một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diện (MAD) nhất là khi một trong hai phía ở trong tình thế tuyệt vọng.

Latest