Skip to content

Nguyễn Ngọc Lập "độc thoại" giữa đêm Giao Thừa

Giữa đêm Giao thừa bắt đầu qua năm Dần, ông Lập bất ngờ quyết định ra một kênh riêng sau một thời gian "lang thang" trên mạng.

Hai chục năm trước, những người có tiền bỏ ra một số lớn để in báo, mua làn sóng phát thanh, phát hình thì gần như có một thứ độc quyền nho nhỏ trong việc đăng bài, giới thiệu, nói về, hoặc cho phép một ai được dịp xuất hiện trước công chúng qua phương tiện truyền thông. Thế nhưng nay Internet đã phá vỡ quan hệ phụ thuộc đó, bất cứ cá nhân nào cũng có thể trở thành một nhà truyền thông.

Ông Nguyễn Ngọc Lập, một người có mặt liên tục từ thời báo nói radio ở Bônsa cho đến thời báo YouTube, được nhiều người biết đến như là một nhà "độc thoại", tức là nói một mình. Độc thoại là một hình thức diễn thuyết không phải dễ, làm sao có thể nói cả tiếng đồng hồ một mình được thế nhỉ? Nhất là nói từ năm này qua năm khác mà vẫn có nhiều người tìm đến để nghe.

Giữa đêm Giao thừa bắt đầu qua năm Dần, ông bất ngờ quyết định ra một kênh riêng sau một thời gian "lang thang" trên mạng.


Kênh YouTube "Độc thoại Nguyễn Ngọc Lập"
https://www.youtube.com/c/ĐộcthoạiNguyễnNgọcLập

Sao thiên thu không là xa nhau? Nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
Nguyên Sa, Nguyễn Ngọc Lập và Băng Châu, ba bài thơ Áo Trắng, ba giai đoạn đổi đời
Xử dụng hết 5 giác quan, nhưng còn phải động não để có thêm giác quan thứ 6.
Tìm người khó tìm để hỏi chuyện khó hỏi
Tại sao người lính tác chiến Nguyễn Ngọc Lập thấy nhiều cái chết, mà cuối đời chỉ nói đến ba?
Việt Nam là nước cộng sản duy nhất còn lại trên thế giới chơi được với Mỹ và Phương Tây
Kiến thức là trái cấm lương tâm
Nói về một nhân vật lịch sử rất khó nói. Trong nước thì chỉ toàn ca tụng. Ngoài nước thì chỉ nghe nguyền rủa. Đi vào nơi tranh tối tranh sáng là chỗ của Nguyễn Ngọc Lập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đi Mỹ. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người cũng đã từng đi Mỹ. Một nhà tình báo, một nhà kinh tế, một nhà chính trị, một nhà lãnh đạo quốc gia đi và thấy gì về nước Mỹ?
Tình yêu thời hậu chiến giữa sống và chết ở nơi hoang dã nhưng nhiều oan nghiệt
Không đâu ít ruồi bằng nước Mỹ, không đâu nhiều văn sĩ bằng xứ Bônsa!
Mỗi người sinh ra đều có một nơi để gọi là quê hương. Dù đi góc bể chân trời, trong lòng vẫn nặng vô vàn nhớ thương.
Đức thắng hay Anh thắng? Pháp thua hay Đức thua? Nhật thua hay Mỹ thua? Ukraina thua hay Nga thua? Mỹ thắng hay Miền Bắc thắng? Tranh luận lòng vòng chưa chắc đã ngã ngũ. Phương pháp thực nghiệm của Nguyễn Ngọc Lập là hỏi đàn bà thì biết.
Người giàu chậm rãi, người nghèo lúc nào cũng vội. 
Những điều muốn nói vào thời điểm 30 tháng 4.
Nhân quyền là quyền con người. Nhưng con người chỉ thực sự có quyền trong giới hạn của hoàn cảnh riêng mình mà thôi! Trật tự thế giới là tổ chức xã hội. Nhưng những tổ chức đó cũng không thoát khỏi quy luật của loài vật là cá lớn nuốt cá bé!
Hy vọng thì lúc nào cũng kiếm, bởi vì nếu không, cuộc sống đời người chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Và chân lý thì lúc nào cũng tìm, nhưng không mấy người có khả năng đối diện được với sự thật!
Cái đáy tận cùng của động cơ con người là kinh tế. Cái đáy của chiến tranh là quyền lợi. Quyền lợi của người đi buôn là bán được hàng. Quyền lợi của người đúc súng là phải có chiến tranh.
Tháng 4 năm 1975 là một cột mốc thời gian tình cờ trở thành giao lộ cho những ngẫu nhiên trong những dòng đời xuôi ngược, được mất. Cái còn sót lại sau cùng sẽ là gì?
Sáng ngày 1 tháng 4, 2022 tin tức cho biết quân đội Ukraina cho 2 máy bay trực thăng vượt biên giới vào đất Nga bắn cháy kho xăng ở thành phố Bolgorod. Động thái này khiến cho nhiều người lo sợ rằng chiến tranh sẽ leo thang.
Những bi kịch sau chiến tranh sao lúc nào cũng giống nhau, như phụ nữ Nhật làm geisha cho lính Mỹ sau Đệ nhị Thế chiến. Phụ nữ Hàn, Đức, Pháp cũng tương tự. Phụ nữ Việt thì sao? Nhà trống quá chị ơi!
Phi nghĩa trả thù và chính nghĩa cũng trả thù. Tại sao Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận, nhà thơ Tô Thùy Yên, và Nguyễn Ngọc Lập ở tù cộng sản mà không có một lời nào chửi cộng sản. Tại sao những trí thức này không trả thù? Hay họ trả thù theo cách của họ?
Những thư viện Mỹ thường phải bỏ bớt những sách cũ để nhường chỗ cho những sách mới. Nguyễn Ngọc Lập chuyên đi lục các thùng rác thư viện Mỹ để đọc sách. Ông tìm được điều gì sau hai mươi mấy năm?
Ai cũng nói về con bọ hung, vậy Ông Trời sinh ra con bọ hung để làm gì? Đàn bà để làm gì? Con người khác với thiên thần và ác qủy ở ra sao? Nhục nhã và vinh quang dừng lại ở chỗ nào?
Chuyện của ba sĩ quan VNCH đi "cải tạo" về mới hay những người vợ đã bỏ đi. Và họ đã trả thù bằng cách nào?
Hai đối thủ quân sự lùng bắt nhau trong 21 năm, du kích trong rừng lá Hàm Tân và lực lượng đặc nhiệm 101 của miền Nam đụng nhau vào giờ thứ 25 của tháng 3 năm 1975, vào lúc tình hình chiến sự đang đi vào giai đoạn kết thúc.
Những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất có khả năng đảo lộn thế giới đều là những triết gia. Mỗi dân tộc đều có những triết gia và triết lý sống riêng của họ. Thử hỏi, triết gia và triết học của Việt Nam là ai, là gì?
Cộng đồng người Việt ở Bônsa nằm sát bên cộng đồng người Mễ ở Santa Ana và sự giao thoa văn hóa đã diễn ra một cách tự nhiên trong nhiều năm. Nguyễn Ngọc Lập giới thiệu nhà hàng Vân, một trong những nhà hàng đắt khách ở Bônsa vì thức ăn ngon và rẻ, nhưng đặc biệt là có một tập thể hầu bàn người Mễ biết tiếng Việt một cách sành sõi.
Dù rằng hiện tại Mỹ đang lãnh đạo tập hợp một liên minh trừng phạt Nga trong vụ xâm lăng Ukraina, ông Nguyễn Ngọc Lập cho rằng Mỹ cuối cùng sẽ trở về với chủ nghĩa cô lập và để Ukraina trở thành vùng đệm giữa hai thế lực Nga và Phương Tây.
Những giọt nước mắt sau nửa thế kỷ – Năm học lớp Đệ Tứ, Nguyễn Ngọc Lập bị đuổi ra khỏi trường dòng Don Bosco. Sự kiện này là một dấu ấn lớn của cuộc đời mà tới nửa thế kỷ sau ông mới kể lại với những giọt nước mắt muộn màng tinh khôi.

Đại học Harvey Mudd, giáo dục và kinh tế Mỹ
Ai là nhà báo quốc tế, ai địa phương?
Đưa con vào Hướng Đạo để học tiếng Việt
Tôi với hàng xóm Mễ, ai giàu hơn ai?
Em đến thăm đêm 30 giữa rừng sâu cõi tạm
Win-Win, cả hai cùng thắng mới hay!
Hai kẻ trộm và Chúa Jêsu hỏi nhau trên thập tự giá
Làm YouTube truyền thông hay truyền nhiễm?

Latest